Vải satin là gì? Từ lâu vải satin đã trở thành chất liệu vải yêu thích của nhiều người với nhiều ưu điểm vượt trội cũng như có tính ứng dụng cao. Trong bài viết dưới đây Blue Ocean cùng bạn tìm hiểu về các loại vải satin phổ biến trên thị trường hiện nay cùng cách bảo quản chất liệu vải satin đúng chuẩn nhất nhé!
Vải Satin là gì?
Vải satin là gì? Vải satin hiện nay được sản xuất phối hợp với các chất liệu khác nhau. Nhưng nhìn chung chất liệu vải satin đều giữ được độ bóng mướt, thoáng mát cùng sự mềm mại vốn có của mình.
Vải satin là chất liệu vải được sản xuất bằng công nghệ dệt vân đoạn tạo nên sợi ngang sợi dọc được đan xen với nhau. Nhờ vậy mà cấu trúc vải luôn được gắn kết chặt chẽ tạo nên bề mặt vải óng ánh và bóng mượt.
Nguồn gốc của vải Satin
Sau khi tìm hiểu vải satin là gì chúng ta bắt đầu đi sâu vào lịch sử và nguồn gốc của vải. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra vải satin xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường là vào thời kỳ Phục Hưng với tên gọi là “satun”. Sau đó được gọi là “saeta” để miêu tả rõ hơn về sự bóng loáng của vải.
Dần dà vải satin được sản xuất bằng kỹ thuật dệt lụa mới phát minh bởi những người thợ máy Trung Quốc. Từ đó vải trở nên thịnh hành và được xuất khẩu sang nhiều nước.
Dù đã cố gắng bảo vệ kỹ thuật dệt này qua hơn 2000 năm nhưng cuối cùng vẫn bị rò rỉ sang các nước láng giềng. Đến thời trung cổ thì vải lụa satin được sản xuất và bán với giá thành đắt đỏ do khan hiếm nguồn hàng. Cũng chính bởi lý do đó mà vải satin chỉ được các bậc vương giả, tầng lớp quý tộc sử dụng để may mặc.
Các loại vải Satin cơ bản hiện nay
- Vải Satin chất lụa: Được nhiều người ưa chuộng nhờ vào tính thẩm mỹ cao mang đến cảm giác mềm rũ, nhẹ tênh. Đặc biệt satin lụa có khả năng chống bám bẩn rất tốt thường được dùng may quần áo hoặc rèm cửa để tăng thêm phần sang trọng cho ngôi nhà của bạn.
- Vải satin chiffon: Được hình thành từ sự kết hợp của nhiều loại vải khác nhau vì thể vải satin chiffon cũng mang các ưu điểm như mỏng, nhẹ, thoáng mát và tính chống nhăn rất cao. Chất liệu vải này được ứng dụng để sản xuất áo dài, váy đầm dự tiệc sang trọng và quyến rũ dành cho chị em.
- Satin cotton: Đây là loại vải được áp dụng giữa công nghệ dệt vải cotton truyền thống với satin. Vì thế vài mang đặc tính đặc trưng của 2 loại chất liệu này mang đến sản phẩm có tính thoáng mát cao cùng bề mặt láng mịn, bóng mượt. Đặc biệt vải có khả năng giữ form rất tốt nên được nhiều người ưa chuộng.
- Một số loại khác: Một số chất vải satin khác có thể kể đến như Vải Satin Antique, Satin Baronet, Satin Charmeuse, Satin Crepe – Back, Satin Slipper,… đều sở hữu những đặc điểm vượt trội riêng biệt và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống khác nhau.
Ứng dụng của vải Satin
- Thời trang: Vải satin như đã nêu bên trên thường được sử dụng để may đầm, váy, đồ mặc các kiều với đa dạng mẫu mã. Đặc biệt chất satin khi được kết hợp cùng một số chất liệu khác nhau sẽ cho ra các chất liệu mang tính ứng dụng rộng rãi với giá thành phải chăng hơn.
- May áo cưới: Ứng dụng chính không thể không nhắc đến của vải satin đó chính là dùng để sản xuất váy cưới, váy dạ hội. Đây được đánh giá là chất liệu điển hình dùng để tôn vinh nét đẹp kiêu sa, thanh khiết của các cô dâu trong ngày trọng đại của mình.
- Đồ nội y: Vải satin còn được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp may mặc đồ nội y. Nhờ vào đặc tính mềm mại và thoáng mát mà nhận được rất nhiều sự ủng hộ và tin tưởng của hội chị em từ những năm 1990 đến nay.
- Rèm cửa: Vải có đặc tính chống bám bụi hiệu quả cùng với độ bền cực cao. Bên cạnh đó với vẻ đẹp óng ánh của vải mang đến sự sang trọng cho không gian nên rất được ưa chuộng trong công nghệ sản xuất rèm cửa.
Lưu ý khi sử dụng vải satin
Ưu điểm mỏng nhẹ của vải satin cũng chính là nhược điểm lớn nhất nếu không biết cách bảo quản vải trong quá trình sử dụng. Vì thế để đảm bảo được độ bền và tính bóng mượt của vải bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
- Để vải satin giữ nguyên được form dáng ban đầu, khi giặt không nên vắt mạnh tay và ngâm vải với các chất giặt tẩy mạnh.
- Phơi trang phục chất liệu vải satin ở nơi thông thoáng và tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
- Lưu giữ các trang phục vải satin ở những nơi khô ráo, tránh ẩm ướt khiến nấm mốc tấn công lên bề mặt của vải.
- Bạn nên sử dụng một miếng lót bên dưới trong quá trình là ủi vải satin. Vì đây là loại chất liệu rất mỏng manh nên có thể dễ cháy khi ủi ở nhiệt độ cao. Tốt hơn hết bạn nên ủi vải satin ở nhiệt độ thấp vừa phải.
Kết luận
Hy vọng thông qua một số thông tin chúng tôi cung cấp bên trên đã giải đáp được về vải satin là gì cũng như đặc điểm và ứng dụng của vài vào cuộc sống hằng ngày. Nếu bạn đang tìm địa chỉ uy tín để may trang phục chất liệu vải satin thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với BLUEOCEAN UNIFORM để được tư vấn kỹ lưỡng hơn nhé!